Nuôi chim chào mào || Các kiến thức chăm chào mào không thể bỏ qua

Chim chào mào ( passeriformes ) là một loài chim phân bố ở khu vực Châu Á, thích ăn trái cây và các loài côn trùng nhỏ. Chúng sở hữu bộ lông nhiều màu sắc, đặc biệt là phần lông đỏ ở trên mặt và phía đuôi khiến chúng thêm gợi cảm hơn. Chào mào hót rất hay do đó chúng đã được nhiều người thuần hóa và nuôi dưỡng.

chim-chao-mao

Hướng dẫn cách chọn và nuôi chim chào mào

THÔNG TIN VỀ CHIM CHÀO MÀO

Chim chào mào là loài chim nhiệt đới, chúng phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam chúng được gọi với nhiều cái tên tùy theo vùng miền: chóp mào, hoành hoạch mồng, đôi khí chúng cũng được gọi là: chóp mũ đỏ, đít đỏ. Tên tiếng anh mà chúng thường được gọi là Red whiskered (râu đỏ) cái tên này có lẽ xuất phát từ hình dáng của chúng.

Chim chào mào có đặc điểm gì

Chim chào mào được nhiều người yêu thích bởi chúng có hình dáng thon gọn, nhanh nhẹn và đặc biệt là chim chào mào kêu ( hót )rất thanh. Tiếng hót của chúng có từ 1 -9 âm tiết tùy theo từng cá thể và độ tuổi.

Chim chào mào được phân loại dựa vào màu lông của chúng: chim chào mào trắng (bạch tạng), chim chào mào bông, chim chào mào xanh, chim chào mào khoang cổ, chim chào mào kim phụng (giống này nghe nói là đã tuyệt chủng không biết đúng hay sai.).

Đầu tương đối tròn, mỏ mảnh và thường bo tròn trĩnh, hai bên mép càng rộng thì giọng chim càng to vang. Cũng có những chú chim sở hữu cặp mỏ có cạnh (mỏ ba lá) thì giá thành sẽ rất max vì chúng có giọng to và rất sung. Trên đỉnh đầu có mào. Chim chào mào đẹp thì thường gốc mào to, khi mào dựng phải thẳng cạnh từ mào xuống hết cổ (gốc mào nhỏ, gấp khấc to thì chim sẽ kém bền). Đỉnh mào nhọn và gọn gàng. Mào của chim cũng chính là đặc điểm để phân biệt tính cách.

Mào thẳng đứng (mào đinh): Chim có chiếc mào này sẽ có nhiều nước chơi hay, dai sức, phong thái uy nghi.

Mào cong về phía trước (mào lân): Chim có tính cách dữ dằn, dáng vóc oai vệ của kẻ đàn áp.
Yếm: là phần lông quàng quanh cổ và thả xuống 2 bên vai. Màu của yếm thường dị biệt so với màu của các vùng lông còn lại. Một con chim chào mào đẹp và được cho là hiếm khi chúng sở hữu bộ  yếm cân đối, đem đậm giống với màu mào,  yếm càng dày càng sâu xuống 2 bên vai thì càng quý phái.

Mí quanh vùng má: 2 mí của chào mào có màu đỏ, chim đẹp là chim có 2 mí cân đối. Vùng má được xác định bằng 1 vệt lông đen ngay trên xương hàm, lông má trắng mịn, hơi phồng đều nhau.

Hầu: Hầu là nơi tạo ra sự cân đối cho thân hình một chú chim. Không những tạo dáng, khi quan sát phần này người chơi cũng có thể biết được độ bền dữ của chim. Hầu chim được xác định từ phần gốc mỏ dưới xuống cổ.

Mình chim: Chim chào mào thường có vóc dáng dài, thon gọn. Lông chim bóng mượt và ôm khép vào thân hình. Vai nở, ngực ưỡn ra phía trước. Vai càng sếch lên, ngực nở to thì càng chứng tỏ đây là chú chim khỏe, tiếng hót vang. Ngược với vai và ngực, lưng của chim thường hơi gù, phần eo thon gọn (eo là phần phía trên 2 đùi).

Cặp cánh: Cánh không nên dài quá phao câu và không bị xếp chéo trên lưng, phần vai cánh sếch cao tạo cho phần đuôi cánh hơi xệ xuống. Cánh ôm lấy mình chim như 2 miếng vỏ trai thì nhìn chim sẽ rất gọn gàng.

Chân: đùi to, cẳng phải dài. Ngón chân to dài, móng ngắn gọn cong đều. Cẳng chim tròn bóng thì nhìm chim sẽ có dáng vóc đẹp hơn.

Lông đuôi: Lông đuôi dài và xếp gọn, phần lông ở lỗ đít phải gọn gàng và rạch ròi với các phần lông khác. Một chú chim đẹp thì phần lông ở khu vực này sẽ gần giống hình củ tỏi.

Cách nuôi chim chào mào ché hót hay

cach-nuoi-chim-chao-mao-dep
Cách nuôi chim chào mào. ảnh tham khảo

Chim chào mào thường sống nhiều ở các vùng núi nhiều cây. chim chào mào núi quen cách sống tự do bởi thế khi mới bắt về bạn nên kiên trì tốt nhất là nên nuôi chim chào mào con như vậy chúng sẽ dễ thuần hơn. Thường thuần 1 chú chim phải mất 1-3 tháng để chúng làm quen. Cần cho chúng vào những chiếc lồng chim có độ rộng tương đối, bên trên phủ kín chỉ để 1 khe nhỏ sau hé to dần đến khi chúng quen.

Xen kẽ các bữa ăn của chúng với trái cây và cám để chúng có thể làm quen với những thức ăn chế biến. Không nên cho chúng ăn no và không nên để dư thừa thức ăn trong lồng. Làm như vậy chúng sẽ nhanh quen với sự hiện diện của bạn khi mỗi lần bạn đến cho chúng ăn.

Chim chào mào ăn gì

Ngoài các thức ăn bán sẵn, làm thức ăn cho chim chào mào cũng khá quan trọng, điều này sẽ quyết định được độ căng lửa của chim. Các loại hoa quả (nhất là những loại quả có màu đỏ) sẽ là những thức ăn không thể thiếu cho những chú chào mào.

Bổ sung thêm cho khẩu phần ăn các loài côn trùng nhỏ sẽ giúp chúng tăng cường chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra bạn có thể làm các loại cám chim chào mào đấu trường từ các thực phẩm như: trứng gà, chuối, đậu phộng…

Cách làm như sau:

Nguyên liệu: củ khoai tây, cà rốt, chuối sấy, táo, đậu xanh, ngô, đậu lành, đậu đỏ, đậu lạc, gạo lứt, đường trắng, mật ong, kỳ tử, tôm, trứng gà

Bước 1: rang các loại ngũ cốc cho chín, sau đó nghiền thành bột.

Bước 2: hấp chín các loại củ quả, sau đó cho kỳ tử vào và xay nhuyễn.

Bước 3: Tôm, trứng gà hoặc trứng vịt mang hấp chín, sau đó cũng xay nhuyễn ra.

Bước 4: trộn đều các hỗn hợp trên lại với nhau, để khô khoảng 30 phút sau đó cho mật ong vào và tiến

hành nhào nặn để mật ong ngấm vào hỗn hợp.

Bước 5: Phơi nắng hoặc xấy khô nhiều lần để tránh thực phẩm bị mốc. Cho vào hộp đựng đậy kín và cho chim ăn dần.

Chim chào mào cần khá nhiều nước để uống và tắm do đó bạn không nên để chim chào mào khát nướcbởi chúng có thể bị chết.

Chim chào mào đấu giàn

Để có một chú chim chào mào thi đấu thì bạn sẽ không thể bỏ qua việc luyện giọng chào mào hót hay mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể mang chúng đến cùng với những người bạn có sở thích nuôi chim để chúng có thể tập luyện cùng những chú chim khác. Và đừng quên chuẩn bị những khẩu phẩn ăn đầy dinh dưỡng cho chúng nhé.

Khi nào thì sử dụng chào mào mái kích trống: Muốn cho những chú chim trống căng lửa, thể hiện hết tài nghệ của mình thì bạn sẽ không thể thiếu được bước kích trống nữa nhé.

Giá chim chào mào đấu thường khá cao do chúng đã được huấn luyện kĩ càng. Nếu bạn chỉ muốn nuôi một chú chào mào làm cảnh, bạn chỉ cần tìm những chú chào mào đẹp, hót hay thôi.

==>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá tai tượng khỏe mạnh lên màu đẹp

Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi chim chào mào

Phân biệt chim chào mào

Chào mào trống và mái thường có ngoại hình giống nhau do đó việc phân biệt chim trống mà mái tương đối khó khăn.

Chim trống thường có thân hình thon dài, cánh dài hơn, đầu to hơn và phần tách đỏ cũng nhiều hơn. Ngoài ra khi chim đã biết hót thì sẽ dễ phân biệt hơn, khi một chú chim chào mào kêu wit wiu và chỉ kêu được 3- 4 thanh âm, rất có thể đó là chim mái bạn nhé.

Chim chào mào kêu tiếng lạ

Khi những chú chào mào của bạn phát ra âm thanh lạ, khác thường so với mọi ngày thì bạn nên để ý xem chúng có bị bệnh gì không nhé.

Chim chào mào không sổ giọng

Điều này cũng không phải là vấn đề quá đáng lo đâu nhé, có thể chú chim của bạn chưa quen lồng thôi. Nên tập cho chúng quen lồng và quen cách sống mới (thường là 2 – 3 tuần). ngoài việc tập cho chúng đứng lồng bạn cũng có thể cho chúng đi dợt dãi nhiều để chúng nhanh quen hơn.

Chim chào mào bay vào nhà

Việc những chú chim chào mào bay vào nhà không phải là chuyện hiếm, điều này cũng là điều bình thường thôi. Do những chú chim đã quen với môi trường nuôi nhốt trong nhà, khi bị xổng lồng chúng sẽ khó xác định được phương hướng nhất là khi trời tối. Để dụ được những chú chim này bạn cần có một chú chào mào mồi và một chiếc lồng bẫy.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về chim chào mào. Nếu có thông tin nào thiếu sót hoặc chưa chính xác mong nhận được những lời góp ý trân thành từ người đọc.

Nhận xét

  1. xin phép ad cho e để lại link cho bạn nào muốn rước một bé chào mào về ạ: https://chopet.vn/mua-ban-chao-mao

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến