Kỹ thuật nuôi cá tai tượng cảnh khỏe mạnh, lên màu đẹp bạn nên biết

Cá tai tượng cảnh là một loài cá rất dễ thương, chúng được rất nhiều người tìm nuôi bởi nhiều người tin rằng chúng sẽ mang lại nhiều điều may mắn tới cho gia đình mình. Hãy cùng mẹo vặt thú cưng đi tìm hiểu về loài cá này nhé.

nuoi-ca-tai-tuong

Cá Tai Tượng là cá gì

Cá Tai Tượng là loài cá thường sống ở các khu vực ao hồ, chúng có một sức khỏe tốt do đó có thể sống ở các khu vực nước tù, ít ô xy. Không chỉ sống được ở môi trường nước ngọt chúng còn có thể phát triển ở vừng nước lợ.

Cá tai tượng khi trưởng thành có kích thước khá lớn, cá tai tượng lớn nhất có thể đạt tới 3m (tuy nhiên rất ít), tuổi thọ cá tai tượng châu phi khá dài tuy nhiên lại không có nhiều chú cá có thể đạt tới tuổi thọ này. Rất nhiều câu hỏi đặt ra nhưng chưa có lời giải đáp bởi lượng cá tượng con thường chết dần theo thời gian, chỉ một số ít là có thể trưởng thành.

Các loài cá tai tượng cảnh

Cá tai tượng đỏ: là loài cá có màu đỏ, chúng được chia thành: cá tai tượng đầu đỏ và cá tai tượng đuôi đỏ ( cá hồng kỳ phát tài ) hoặc cá tai tượng đỏ toàn thân.

Cá tai tượng trắng: Cũng là một loài cá phổ biến trên thị trường, thân hình chúng màu trắng sữa. Dáng vẻ của chúng khi bơi trong bể rất khoan thai, có lẽ vì thế mà rất nhiều người chọn nuôi cá tai tượng trắng.

Cá tai tượng châu phi: Thân hình chúng là những màu loang lổ như da beo bởi thế chúng còn được gọi là cá tai tượng da beo hay cá heo lửa.

Kỹ thuật nuôi cá tai tượng cảnh

Khi nuôi cá tai tượng làm cảnh bạn cần phải hiểu tập quán và môi trường sống của chúng:

  • Cá tai tượng là loài cá có thể sinh sống ở nhiều môi trường nước với nền nhiệt độ chênh lệch cao.
  • Ngưỡng nhiệt mà chúng có thể sinh sống là 16 – 42 độ C, tuy nhiên mức nhiệt 25 – 30 độ C là mức nhiệt thích hợp nhất để nuôi loài cá này.
  • Cá tai tượng có cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất, đặc điểm này giúp cá có thể phát triển ở những vùng nước bẩn. Tuy là vậy nhưng bạn cũng không nên để bể cá của mình quá bẩn. Nên chọn một bể cá có kích thước lớn để tạo cho chúng môi trường hoạt động.
  • Cá tai tượng có tính khá hung dữ, vì thế trong bể cá bạn không cần quá cầu kì, không nên trồng các loại cây thủy sinh vì chúng có thể phá lát các loại cây này.

Cá tai tượng ăn gì

Cá tai tượng là loài cá ăn tạp nhưng chúng lại có thói quen xấu đó là khạc nhổ những hạt nhỏ ra ngoài môi trường vì thế bể cảnh thường rất nhanh bẩn.

Cá tượng cảnh ăn rất nhiều nhưng bạn đừng cho chúng ăn quá nhiều, nên cho chúng ăn lượng thức ăn mà chúng có thể ăn hết trong vòng 2 -3 phút. Mỗi ngày chỉ nên cho chúng ăn 1 -2 lần. Cá tượng cảnh ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn tới hiện tượng béo phì, lượng thức ăn thừa trong bể cũng có thể khiến chúng dễ bị các loại bệnh như nấm mốc bong tróc vảy… Không nên cho cá ăn thức ăn sống vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới cá và bể cá.

Cá tai tượng sinh sản

Cá tai tượng là loài đẻ trứng, cách phân biệt cá cái và cá đực như sau:

  • Cá tai tượng đực có vóc dáng mạnh mẽ, thon dài hơn cá cái.
  • Phần đầu cá đực hơi phình 1 túi đầu trong khi cá cái thì không có.
  • Vây trên và dưới của cá đực khá sắc nhọn trong khi cá cái thì lại có xu hướng tròn hơn. Phần vây hậu môn của cá cái tương đối nhỏ.
  • Cá tai tượng đực mang màu sắc sặc sỡ và rực rỡ hơn. Quan sát kỹ bạn có thể thấy 2 bên mang và đuôi có ánh vàng (cá tai tượng châu phi).

Để chuẩn bị cho cá sinh sản, bạn cần tạo ổ cho cá. Trong bể cá bạn có thể đặt một cục gạch hoặc sản phẩm tương tự để làm ổ cho cá.

Khi bạn thấy hiện tượng 2 con cá đực và cái rượt đuổi nhau thậm chí húc đầu và cắn mổ nhau… Đừng lo, đây là hành động cá đực trinh phục cá cái mà thôi. Dấu hiệu này có bạn biết là chúng sắp đẻ trứng.

Cá cái khi đẻ trứng sẽ nằm theo từng hàng trên viên gạch, chúng đẻ thành nhiều đợt (có thể nhận biết lúc cá đẻ sau mỗi lần cá mái thở). Dù đẻ thành nhiều đợt như vậy nhưng trứng cá lại không bị đè lên nhau, bạn thấy chúng có tài tình không. Sau khi đẻ trứng xong, cá đực sẽ tới thụ tinh cho ổ trứng (khi bạn thấy dịch nhầy quanh khu ổ trứng, đó chính là tinh trùng của cá đực).

Sau khi đẻ trứng, cá đực và cá cái quanh quẩn bên ổ trứng để canh trừng, chúng sử dụng những chiếc vi để quạt trứng, bạn đang thấy lạ đúng không? Việc quạt như vậy sẽ giúp khu vực ổ trứng có sự trao đổi ô xy.

Trứng sẽ nở sau khoảng 1 ngày đẻ, tuy nhiên những chú cá con không vội ra ngoài đâu, chúng sẽ bám chặt vào ổ khoảng 3 -4 ngày. Lúc này cá bố mẹ vẫn túc trực canh ổ, tuy nhiên bạn nên tách bố mẹ sang bể khác để chúng có thể chuẩn bị cho lần sinh tiếp theo.

Cá tai tượng giống mới ra đời chưa biết ăn, chúng sống dựa vào lượng dinh dưỡng trong thân chúng. Sau vài ngày, chúng bắt đầu bơi ra khỏi ổ để đi kiếm ăn.

==>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi cá kiếm đẹp sinh sản đầy bể

Cá tai tượng có thể nuôi chung với loài cá nào

Cá tai tượng là loài cá khổng lồ, vì thế bạn đừng nuôi chung với các loài cá nhỏ bởi chúng có thể ăn thịt các loài cá đó. Thông thường người nuôi cá sẽ nuôi riêng cá tai tượng chứ không nuôi chung với các loài cá khác. 1 là vì vấn đề phong thủy, 2 là về vấn đề thẩm mỹ.

Trên đây là một số thông tin về loài cá tượng cảnh. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thiếu sót hoặc thông tin chưa đúng xin bạn đóng góp ý kiến thêm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến