Chim sáo biết nói - Hướng dẫn nuôi chim sáo hiệu quả

hinh-anh-chim-sao

 Chim sáo là loài chim được biết đến từ rất lâu, có thể nói là từ đời các vị vua phong kiến chim sáo đã được yêu thích rồi. Với mình, chim sáo được biết đến qua giọng ca của anh Quang Linh, đến giờ mình vẫn chưa thể quên được giọng hát đó. Với các bạn, điều gì đã khiến các bạn sinh ra ý tưởng nuôi loài chim này? Hãy cùng tìm hiểu đôi chút về loài chim này nhé.


Chim sáo là loài chim gì


Chim sáo là loài chim đa dạng về lối sống, bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều khu vực trên Thế Giới nhưng nhiều nhất có lẽ là ở các khu vực Châu Á. Loài chim này còn được gọi với cái tên chim yểng hay cà nhưỡng.

Đặc điểm của chim sáo

Chim sáo là loài có kích thước tầm chung ( so với các loài chim nuôi thôi nhé ). Một con chim sáo trưởng thành có thể đạt kích thước 30cm và nặng 220gr. Chúng bay lượn rất thành thục.

Phần đầu nhỏ và dẹt, chiếc mỏ nhọn và khá cứng, mỏ của chúng thường có màu vàng óng. Mắt của chim sáo rất to và trong vì thế chúng có thể quan sát rất xa, bên ngoài có đường viền vàng xung quanh mắt. Phần cổ dài và cái lưng thẳng, trong các loài chim mà mình biết thì chim sáo luôn có dáng đứng rất oai vệ, lấn át các loài khác. Lông được mọc thành 2 lớp, lông ngoài dài và cứng, lông bên trong mềm và có màu nhạt hơn. Đây là đặc điểm thường thấy của các loài chim bởi mùa đông đến chúng cần chống chọi với cái giá lạnh.

Cánh của loài chim này khá dài và khỏe ( như ban đầu mình có nói chúng bay lượn rất nhanh ). Chúng không bay lượn như các loài chim khác, chúng thường chỉ bay theo đường thẳng và chúng có thể bay 1 hơi dài mà không bị mỏi mệt. Chim sáo có một đôi chân thon dài với ba ngón dài phía trước và một ngón nhỏ phía sau. Các ngón của chim sáo đều có bộ móng sắc nhọn để nó có thể đậu ở trên các cành cây.

Hơn một vài loài chim, ngoài biết hót chim sáo còn biết nói. Những chú sáo bắt chước rất giỏi nhưng chúng không biết chọn lọc vì thế mà chúng sẽ bắt chước những gì mà chúng nghe thấy. Nhà mình có nuôi gà thế mà chú sáo còn gáy như con gà luôn ấy, buồn cười đáo để.

chim-sao-sau
Chim sáo đá xanh mỏ vàng hay còn được gọi là chim Sáo sậu là loài chim có nguồn gốc từ Tây Á. Chim sáo sậu non thường có bộ lông màu nâu. Khi trưởng thành bộ lông của chúng lại chuyển sang màu xanh dương và những đốm sao màu trắng. Đốm của những con đực thường dày hơn so với con cái.


chim-sao-nau
Chim sáo nâu là giống chim phổ biến ở Việt Nam. Chúng có thân hình cân đối. Phần đầu, cổ, đuôi của chim sáo nâu có màu đen bóng. Ngực của chúng thường có màu nâu xám, trong đó lưng, lông cánh thường có màu nâu nhạt. Và ở phần viền lông cánh có màu đen và trắng. Đôi mắt tròn có viền xung quanh mắt màu vàng nhạt, lòng mắt có màu đỏ.


Hướng dẫn chọn sáo đẹp

Loài nào cũng vậy thôi, đều có tiêu chuẩn để chọn lựa cái đẹp. Với chim sáo thì có một vài tiêu chuẩn mà bạn nên để ý như sau:

  • Chọn những chú sáo thân hình thon gọn, chắc chắn, đầu to mắt sáng.
  • Dáng đứng cao, lưng thẳng, ngực ưỡn về phía trước.
  • Nên chọn những chú sáo năng động, thích nhảy nhót, ăn khỏe.
  • Những chú sáo non nên chọn những chú có tiếng kêu thanh cao, tiềm năng lớn sẽ có giọng lảnh lót.


Cách nuôi chim sáo 


Lồng chim sáo

Lồng chim cần thoáng và rộng vì các bạn chim sáo khá hiếu động, dễ bị hư hại lông nếu lồng quá nhỏ. Có thể làm từ các vật dụng đơn giản như tre hoặc mây. Bên trong cần bố trí khu vực ăn và uống cho chim. Cửa lồng cần chắc chắn, chim sáo rất khôn, chúng sẽ quan sát chúng ta và có thể tự mở cửa lồng nếu cửa lồng có chốt lỏng. Vị trí treo lồng tốt nhất là hướng đông nam, hướng này thường được các cụ nhà ta xưa nay chọn làm hướng nhà. Không có ý nghĩa phong thủy ở đây đâu, hướng đông nam thường mát về mùa hè và ấm về mùa đông thôi.

Tắm cho chim sáo

Chim sáo cần được  tắm nắng mỗi ngày, thời điểm tắm nắng thường vào buổi sáng từ 7 - 10h, khi trời nắng chói bạn cần đưa chim vào khu vực râm mát, tránh việc chim bị cảm nắng nhé.

Tắm nước thì có thể tùy cân đối. Với những ngày hè thì có thể cho chúng tắm thường xuyên. Lưu ý là tắm vào tầm gần trưa hoặc đầu giờ chiều, không nên tắm quá muộn vì chim có thể bị cảm lạnh.

Thức ăn của chim sáo

Chim sáo khá dễ dãi trong khẩu phần ăn của mình, các bạn có thể sử dụng cám viên. Nhưng để các bạn ý có đầy đủ dưỡng chất thì nên cho các bạn ý ăn kèm các loại thức ăn tươi như cào cào, châu chấu, sâu,... Bên cạnh đó, để chim sáo có sự phát triển toàn diện hơn thì người nuôi cần bổ sung những loại thức ăn có chứa chất xơ như chuối, đậu phộng,...

Dạy chim sáo biết nói

Chim sáo có thể nhại lại giọng con người rất chuẩn, nhưng chúng cũng nhại lại tất cả những gì chúng nghe thấy. Vì thế thời điểm chúng học nói các bạn nên dành thời gian để chơi với chúng nhé.

Có 1 mẹo mà các anh chị thường hay chia sẻ qua tai nhau đó là lột lưỡi sáo khi chúng mở mỏ. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ nhìn thấy một miếng sừng nhọn, hãy nhẹ nhàng bóc lớp sừng này ra. Việc làm này giúp lưỡi của sáo mềm hơn.

1 Thời điểm luyện nói cho chim Sáo

Mọi người cữ nghĩ khi chúng bắt đầu tập nói thì sẽ dạy. Nhưng như mình đọc được thì cần dạy chúng ngay cả khi chúng chưa biết hót. Khi chim 2 tháng tuổi thì đây là thời gian bạn nên bắt tay vào công việc luyện nói cho chim sáo. Dạy chúng nói càng sớm càng tốt vì chim càng lớn thì càng khó dạy chúng nói chuyện.

Những chú chim cũng như em bé vậy, các bạn cần phải thực sự kiên nhẫn thời gian đầu. Để 1 chú chim sáo nói thành thạo khả năng phải mất 5-6 tháng. Để chúng quen thì thời gian tập luyện nên cố định và có phần thưởng cho mỗi lần có kết quả.

2 Kỹ thuật luyện nói cho chim Sáo


Để luyện nói cho chim thì bạn cần lựa chọn địa điểm nuôi chim trước đã. Nên chọn những nơi yên tĩnh ít người qua lại. Hạn chế các loài vật lớn có thể làm sáo hoảng sợ. Bịt kín lồng chim để giảm tối thiểu những tiếng khác ngoài tiếng bạn muốn dạy chúng.

Sử dụng mồi ngon để nhử chúng, mỗi lần nhử bạn lại nói 1 câu nào đó và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi sáo có thể nói được 1 vài từ thì chúng sẽ học rất nhanh, lúc này bạn chỉ cần nói vài lần là chúng đã có thể nghe và thuộc rồi. Có 1 điều thú vị là giọng của sáo sẽ bắt chước giọng của người dạy vì thế mà mỗi một con sáo biết nói lại có một giọng điệu khác nhau.

Nếu không có nhiều thời gian thường xuyên tập luyện với chú sáo của mình, bạn có thể thu âm lại câu nói và phát hàng ngày vào tầm học cho chúng nghe. Thông thường mình thấy học buổi sáng sớm sẽ là hữu dụng nhất, lúc này các chú sáo học rất nhanh.

Đó là một vài thông tin về loài chim sao. Hy vọng sau khi đọc những thông tin này các bạn sẽ có cái nhìn tổng thể và chăm chút cho chú sáo của mình tốt hơn. Nếu có đóng góp thông tin xin quý độc giả comment phía cuối bài để anh em có thêm kiến thức.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến