Chim chích chòe - Cách chọn và cách nuôi

chim-chich-choe-tu-nhien

 Nuôi một chú chim chích chòe trong nhà mà nó không chịu hót, lông lá thì “xù mì” ắt hẳn sẽ khiến bạn thất vọng. Trước kia mình cũng vậy, nghĩ rằng thích là nuôi thôi, thế nhưng một thời gian mình nhận ra rằng cần phải biết cách chăm sóc, các bạn ấy mới có thể hót hay, nhảy giỏi được. Và mình đã tìm hiểu về cách nuôi chích chòe. Mọi người cùng tham khảo nhé.


Chim Chích Chòe là chim gì


Điều này mình viết nên đây có lẽ là thừa nhưng để cho anh em hiểu thêm về loài chim này. Chích chòe thuộc chi Copsychus sensu lato và Enicurus, sở thích của chúng là sâu bọ và các quả chín. Chúng được tìm thấy nhiều ở các khu vực rừng và vườn ở châu Phi và châu Á. Chúng có thói quen làm tổ trên các địa hình cao, hiểm trở như mỏm cây, hốc đá… Tổ của chúng được lót bằng cỏ, tảo hoặc lông của các loài động vật khác.

Chim chích chòe sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6, thời điểm này có khá nhiều loại thức ăn nên các chú chim chích chòe non sẽ có đầy đủ dưỡng chất và lớn nhanh. Mỗi lần sinh sản, chim mái sẽ sinh từ 3-5 quả trứng.


Đặc điểm chim Chích Chòe


Ở Việt Nam thì có 2 dòng chim chích chòe thường thấy là chích chòe than và chích chòe lửa. Mỗi dòng lại có những đặc điểm khác nhau. Nào giờ hãy cùng mình đi tìm hiểu đặc điểm và cách phân loại từng dòng nhé.

Chim Chích Chòe than

Được gọi là chích chòe than bởi lông của chúng chủ đạo là màu đen, trên cánh, đuôi và phần lông bụng có pha chút lông màu trắng. Chòe than là loài chim thích thể hiện, cá tính bởi thế mà chúng ta có thể bắt gặp chúng ở ngay các vùng đô thị nơi con người sinh sống đông đúc.

Chòe than hót rất hay và rất năng hót, trong tự nhiên chúng luôn chọn những ngọn cây cao nhất để hót, dân chơi chim đánh giá đây là loài chim hót siêng và dũng mãnh với dáng dấp tự tin , say mê hót. Bởi thế mà có rất nhiều người tìm nuôi loài chim này.

chim-chich-choe-than
Hình ảnh chim chích chòe than


Chim Chích Chòe lửa

Chích chòe lửa cũng có kích thước như chòe than, nhưng màu lông chính của chúng là màu đen kết hợp hung đỏ. So với chòe than thì chòe lửa có màu bắt mắt hơn và nhìn cũng “đẹp trai” hơn. Nhưng như các cụ ta có câu “được cái này thì mất cái kia vậy”, cũng không hẳn là mất, chòe lửa thường nhút nhát hơn chòe than. Thời gian thuần và luyện giọng cũng khó hơn.

Chòe lửa còn có một khả năng thiên phú đó là bắt chước giọng hót của loài chim khác. Vì vậy ngoài chế độ chăm sóc bình thường thì bạn nên cho nó nghe thêm tiếng nhạc cụ như sáo, đàn,… việc này có thể giúp nó có tiếng hót hay hơn và đặc biệt là nó có thể tạo ra những tiếng hót khác nhau.

chich-choe-lua
Hình ảnh chim chích chòe lửa


Cách chọn chim chích chòe đẹp


Đầu tiên khi đi mua chim các bạn nên để ý đến phần mỏ, vì mỏ của chúng sẽ ảnh hưởng đến giọng hót của chúng sau này. Một chú chim đẹp và hót hay sẽ có phần mỏ dưới mỏng, toàn bộ phần mỏ phải thẳng và dài.

Những chú chim ngực to sẽ có nhiều hơi, nên chọn những chú chim có phần mắt lõm sâu vào trong và xéo dài, lông họng màu đen và ít trắng nhạt. Đây là những đặc điểm cần lưu ý để có được chú chim đẹp và hót hay đó.


Cách nuôi chim chích chòe căng lửa


Như mình có nói ban đầu, các chú chim không phải tự nhiên mà lại hót hay nhảy giỏi. Tất nhiên chúng ta phải cần quá trình và đổ công sức chăm sóc các bạn ấy. Vậy chăm sóc chim chích chòe có khó không? hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Thức ăn cho chích chòe

Tất nhiên rồi, để các chú chòe căng lửa thì yếu tố đầu tiên phải chú ý đó chính là thực đơn ăn uống. Ở trong môi trường tự nhiên các bạn ấy sẽ tự biết điều chỉnh chất dinh dưỡng, thiếu cái gì là các bạn ý đi tìm cái đó. Thế còn khi về nhà lại điệu đà không nói. Thế thì ai mà biết để mà nấu ăn cho vừa lòng. Thế nên, ngoài các loài cám bán trên thị trường, người nuôi cần chuẩn bị thêm các khẩu phần ăn tươi khác. Hoa quả và côn trùng là một điều không thể thiếu rồi. Chích chòe thường thích ăn kiến, cào cào, châu chấu và một số loại côn trùng nhỏ khác. Còn đối với hoa quả chín bạn có thể kiếm các loại như: chuối, cam, cà chua chín,… 

trộn sâu rang khô cùng với trứng và đậu phộng. Nếu bạn bận rộn hoặc ngại làm thì bạn có thể mua cám dành riêng cho chích chòe than có sẵn ở các cửa tiệm bán thức ăn cho thú cưng.

Khi những chú chích chòe bắt đầu nói gió thì đó cũng là lúc chim đã căng lửa. Khi này chúng ta cần bổ sung thêm dưỡng chất cho chim, dưỡng chất đó có thể đến từ các loài côn trùng hoặc các loại cám dinh dưỡng. Nếu có thời gian thì các bạn có thể tự làm cám cho chim. Trộn sâu rang khô cùng với trứng và đậu phộng, rang lên rồi phơi nắng cho khô. Buộc thành các túi nhỏ để bảo quản được lâu hơn.

Ăn nhiều sâu thì tốt nhưng nhiều quá thì lại phát sinh vấn đề các bạn ạ. Khi căng lửa quá chích chòe sẽ có xu hướng là đá nhiều hơn là hót. Thời điểm này các bạn cần chú ý và cân bằng dinh dưỡng. Có thể cho chim ăn thêm đậu. Để chim dạn hơn, các bạn có thể để đậu vào tay và cho chúng ăn.

thuc-an-chim-chich-choe
Thức ăn tươi cho chim chích chòe


Tắm cho chim

Tắm ở đây là cả tắm nắng và tắm nước các bạn nhé. Việc tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giúp các chú chim bổ sung vitamin D, vitamin A và loại bỏ được các ký sinh trùng. Tắm nước thì không cần quá nhiều, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết, nếu trời nóng thì có thể cho các bạn ý tắm thường xuyên. Thời điểm tắm tốt nhất là lúc 10 giờ hoặc 12 giờ trưa, lúc đó thời tiết sẽ ấm hơn rất nhiều. Những hôm trời trở gió thì chúng ta không nên mang chim đi tắm, cũng không nên tắm vào chiều muộn vì các bạn ý có thể bị cảm lạnh.

Cách chọn lồng

Tại sao mình lại để việc chọn lồng chim xuống phía dưới. Không phải vì điều này không quan trọng nhưng cũng không phải quá quan trọng các bạn ạ. Bởi những chú chòe không cần không gian quá rộng,  chỉ cần một chiếc lồng có đường kính 30cm là đủ.

Lồng chim cần được vệ sinh thường xuyên để tránh nấm mốc và các mùi khó chịu. Hơn nữa, việc dọn thường xuyên sẽ chỉ tốn ít thời gian của chúng ta thôi. Để vài ngày mới dọn thì phân chim và thức ăn thừa có thể dính chặt vào lan lồng rất khó vệ sinh.

Cách nuôi chim chích chòe non

Với những chú chòe non thì chắc chắn là cần ăn cám nhiều hơn rồi. Các bạn nên mua các loại cám bán sẵn, hòa một chút nước với cám cho nhuyễn để chim có thể dễ dàng ăn. Thi thoảng phải cho chúng uống nước, mỗi lần chúng chỉ uống từ 3-5 giọt là đủ rồi.

Một điều lưu ý đó là chòe non thì các bạn đừng cho chúng tắm nước vội. Nếu chúng tắm nước quá sớm thì chúng sẽ sợ nước và rất khó để huấn luyện tắm nước lại cho chúng. Khi những chú chim đã đủ lông, linh hoạt hơn thì bạn có thể bắt đầu tắm nước cho chúng. 

Cách luyện cho chòe siêng hót

Đối với một chú chích chòe mới tập hót thì các bạn cần lưu tâm trong thời gian này. Bởi chúng hót hay hót nhiều hay không là phụ thuộc vào thời gian tập luyện này. Để giúp chúng tập luyện chúng ta có thể treo lồng của chúng cạnh một chú chim mái đã hót từ lâu. Khi thấy chú chim mái bên cạnh hót, đặc biệt là đối với những chú chim trống thì nó sẽ hót theo và hót rất hăng. Nếu không có thì các bạn có thể cho chúng nghe âm thanh trên điện thoại hoặc các thiết bị đã thu từ trước.

Đó là một vài điều mình muốn chia sẻ với mọi người về cách nuôi chim chích chòe. Hy vọng những thông tin này có thể mang lại chút kiến thức cho các bạn mới nuôi. Còn các bậc thầy thì đừng cười em nhé vì em cũng mới chỉ tập tẹ thôi. Nếu có thiếu sót thông tin mong các thầy comment phía dưới để em bổ sung thêm vào bài viết cho phong phú.

Nguồn sưu tầm. Ảnh internet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến