Cá sặc gấm || Kinh nghiệm cho người mới nuôi cá sặc gấm
Bạn là người thích nuôi những loài cá sặc sỡ, nhiều màu sắc. Vậy thì bạn không thể bỏ qua loài cá sặc gấm này rồi. Hãy cùng đi tìm hiểu đặc điểm và cách nuôi loài cá sặc gấm nhé.
![]() |
Cá sặc gấm và các thông tin có thể bạn chưa biết |
Đặc điểm của loài cá sặc gấm
Cá sặc gấm là loài cá có màu xanh lục kết hợp với sọc đỏ trải khắp cơ thể. Loài cá này có nguồn gốc từ khu vực Nam Á nhưng cho tới nay phạm vi phân bố của loài này đã rộng khắp khu vực.
Cá sặc gấm tên tiếng anh là Dwarf banded gourami, chúng thuộc bộ cá vược, họ cá tai tượng. Trên thị trường chúng còn được gọi với những cái tên: cá sặc lửa, cá sặc lùn..
Cá sặc gấm thường sống ở các khu vực nước chảy chậm, nhiệt độ thích hợp để cá phát triển là 24 – 28 độ C với độ PH 6 – 8. Cá sọc gấm là loài ăn tạp, chúng thường kiếm ăn ở tâng giữa và tầng mặt của nước. Một con cá sặc trưởng thành có chiều dài khoảng 5 -8 cm và tuổi thọ cá sặc gấm có thể lên tới 6 năm.
Cá sặc gấm là loài cá đẻ trứng, sau mỗi lần đẻ con trống sẽ có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ an toàn cho ổ trứng cho tới khi trứng nở.
Cá sặc gấm được phân ra theo màu sắc: cá sặc gấm xanh, cá sặc cẩn thạch, cá sặc da báo, cá sặc chân trâu .. Tùy theo nhu cầu của người nuôi mà có thể chọn các loại màu sắc khác nhau.
![]() |
Đặc điểm cá sặc gấm (nguồn: internet) |
Kỹ thuật nuôi cá sặc gấm
Để nuôi được những chú cá sặc gấm thì chắc chắn là bạn phải nắm rõ được các đặc điểm và tập quán sinh sống từ đó mới có thể tạo ra được môi trường thuận lợi nhất cho chúng.
Cá sặc gấm dễ nuôi không : Như đã nói ở trên, cá sặc gấm ăn tạp do đó một bể cá sặc gấm thủy sinh sẽ là rất thích hợp. Bể nuôi cá sặc gấm cần phải có diện tích đủ lớn để cá có môi trường vận động. Cá có thể sống trong môi trường nước đục nên không cần vệ sinh bể quá nhiều. Nếu bể rộng bạn không cần sử dụng sục khí cũng được.
Cá sặc gấm có dữ không : Xin thưa với các bạn là cá sặc gấm rất hiền lành các bạn nhé, chúng không thích ganh đua với bất kỳ loài vật nào. Vậy tại sao lại có hiện tượng cá sặc gấm cắn nhau? Hiện tượng cá sặc gấm đuổi cắn nhau có thể là do tới kỳ sinh sản, các con trống tranh dành con mái hoặc con trống thể hiện để trinh phục con mái mà thôi.
Cá sặc gấm nuôi chung với cá nào? Bạn có thể chọn các loài cá khác để ghép với loài cá này đều được. Tuy nhiên không lên chọn những loài cá dữ hoặc những loài cá lớn.
Cá sặc gấm ăn gì: Cá sặc gấm có thể ăn bất kỳ thứ gì: tảo, giáp xác, côn trùng, loăng quăng, thức ăn viên… tuy nhiên nếu bạn nuôi cá sặc gấm thủy sinh thì nên hạn chế cho chúng ăn bởi thức ăn thừa có thể khiến cá bị mắc bệnh hoặc chúng có thể chết do ăn quá no.
Cách nuôi cá sặc gấm sinh sản
![]() |
Cách nuôi cá sặc gấm sinh sản (nguồn: internet) |
Để nuôi cá sặc gấm sinh sản thì bạn phải phân biệt được cá sặc gấm trống mái. Nói thì là vậy nhưng việc phân biệt rất dễ các bạn nhé bởi cá sặc gấm mái thường rất xấu, chúng không có màu sắc lòe loẹt như cá trống. Ngoài ra bạn có thể quan sát vây của chúng, cá mái thường có vây ngắn hơn cá đực.
Khi cá sặc gấm sinh sản, cá trống sẽ làm tổ bằng bọt khí để cá mái đẻ trứng vào. Trứng sẽ được xếp lên tổ bọt và được cá trống trông coi. Trứng sẽ nở sau 24 – 36 giờ, lúc này cá sặc gấm con chưa thể tự bơi, chúng sẽ treo lơ lửng trên tổ bọt khoảng 1 – 2 ngày. Khi có chú cá con rơi xuống, cá bố sẽ nhặt lên lại tổ.
Sau 2 ngày, cá sặc gấm con đã có thể bơi lội được, bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tự nhiên như ấu trùng, giáp xác, lòng đỏ trứng gà, bo bo…
Lưu ý: khi cá sặc gấm đẻ bạn nên bắt cặp bố mẹ riêng ra một bể khác. Khi cá mái đẻ xong hãy tách cá mẹ ra đề phòng cá sọc gấm ăn trứng hoặc ăn con của mình. Ngoài ra cá sặc gấm mái cũng có thể bị cá sặc gấm trống tấn công.
Nếu cá sặc gấm không chịu đẻ bạn có thể sử dụng phương pháp ép cá sặc kiểng như sau: đưa đôi cá trống mái sang một bể riêng kín đáo, đạy nắp bể khoảng 1 – 2 ngày, trong môi trường tối việc kích đẻ cá sẽ dễ thành công hơn.
Xem thêm
Các bệnh thường gặp ở loài cá sặc gấm
cá sặc gấm bị nấm : Cá sặc gấm là loài cá khỏe mạnh, tuy nhiên nếu trong nước dư thừa quá nhiều thức ăn sẽ dễ khiến các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi gây bệnh nấm cho cá. Để phòng tránh vấn đề này bạn nên kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày, vệ sinh bể nếu thấy cần thiết.
Cá sặc gấm mất cân bằng: Việc thay đổi môi trường nước đột ngột có thể khiến cá sặc gấm bị sốc nước. Khi thay nước bể cá bạn nên chú ý không thay hết nước và nên thay nước từ từ để cá có thời gian làm quen.
Cá sặc gấm giá bao nhiêu
Cá sặc gấm trên thị trường có giá khoảng 10,000 vnđ 1 con. Với giá thành này mình nghĩ việc sở hữu một bể cá sặc không phải là điều quá khó khăn.
Cá sặc gấm hiện được nhân giống rất nhiều tại việt nam do đó bạn có thể mua cá sặc gấm ở hà nội, tp hcm và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Trên đây là một số thông tin về loài cá sặc gấm, nếu bạn muốn hỏi về cá sặc gấm xin vui lòng gửi câu hỏi về cho Shop Thú Cưng - Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc sớm nhất cho bạn.
Ai muốn nuôi 1 bé có thể xem thử website của mình ạ: https://chopet.vn/mua-ban-ca-canh-khac
Trả lờiXóaxin phép ad cho e để lại link ạ: https://chopet.vn/
Trả lờiXóa